PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CẬN THỊ HIỆU QUẢ CHO TRẺ: THUỐC NHỎ MẮT ATROPINE

PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CẬN THỊ HIỆU QUẢ CHO TRẺ: THUỐC NHỎ MẮT ATROPINE
Ngày đăng: 30/08/2023 11:07 AM

    Cận thị là tật khúc xạ phổ biến và ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống. Nếu không kiểm soát tốt, cận thị độ cao có thể dẫn đến các nguy cơ ảnh hưởng thị lực nặng hơn: bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm,…. Hiện nay, có nhiều phương pháp đang được áp dụng như thuốc nhỏ mắt Atropine, đeo kính áp tròng ban đêm Ortho K, đeo kính gọng có tròng kính kiểm soát cận thị. Trong số đó, Atropine được đánh giá là một trong những phương pháp dễ sử dụng và có hiệu quả nhất hiện nay. Hãy cùng phòng khám Mắt Bình An tìm hiểu các thông tin về phương pháp này nhé!

     

     

     

    Thuốc nhỏ mắt Atropine là gì?

    Atropine là thuốc nhỏ mắt nhằm làm giảm tiến triển cận thị. Theo truyền thống, Atropine có hiệu quả vì nó ngăn không cho mắt thay đổi độ hội tụ. Giả thuyết thứ 2 là Atropine có thêm tác động lên võng mạc hoặc củng mạc, ngăn chặn sự kéo giãn hay mỏng đi của củng mạc và giảm sự phát triển chiều dài trục nhãn cầu quá mức. Và các nghiên cứu gần đây nhất đã cho thấy rằng cơ chế hoạt động của Atropine là thông qua tác động lên các thụ thể Muscarinic trong võng mạc, hắc mạc, củng mạc,… giúp làm chậm hoặc ức chế sự phát triển của trục nhãn cầu, qua đó kiểm soát tốc độ tăng cận ở trẻ.

     

    Hiệu quả kiểm soát cận thị bằng thuốc nhỏ Atropine

    Làm chậm sự tiến triển cận thị ở trẻ em: Nhiều nghiên cứu cho thấy liều thấp Atropine có thể làm chậm đáng kể sự tiến triển của cận thị ở trẻ em. Trong đó, độ cận thị ở trẻ em từ 6-12 tuổi tăng chậm lại 50% so với tăng tự nhiên sau 2 năm điều trị, 100% trẻ trong nghiên cứu ghi nhận tác dụng (Nghiên cứu ATOM1 và ATOM2 của Gs. Donald Tan).

     

    Ai nên kiểm soát cận thị bằng thuốc nhỏ Atropine?

    • Trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi học đường bị cận thị
    • Bị tăng độ kính nhanh -1.00D/năm hoặc hơn
    • Độ cận thị rất cao -8.00D hoặc hơn
    • Trẻ có yếu tố nguy cơ di truyền dễ tiến triển cận thị: gia đình cha mẹ, anh chị bị cận hơn -6.00D

     

    Triệu chứng thường gặp khi sử dụng thuốc nhỏ Atropine

    Trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng Atropin điều trị cận thị trong 5 năm (ATOM2), các nhà nghiên cứu ở Singapore đã cho thấy Atropine 0.01% làm chậm tiến triển cận thị 1 cách an toàn, hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, vì không có thuốc hay trị liệu nào là không có khả năng tác dụng phụ hay biến chứng, Atropine nên được dùng với toa và sự theo dõi của bác sĩ mắt.

     

    Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Atropine nhỏ mắt bao gồm: 

    • Chói mắt (thường gặp nhất khi trẻ sử dụng Atropine có nồng độ 1% gặp ở 22% trẻ sử dụng nồng độ 0.5% và 7% trẻ sử dụng nồng độ 0.25%, số ít ghi nhận ở nồng độ 0.1% và nồng độ 0.01%)
    • Nhìn gần mờ
    • Kích ứng mắt thoáng qua

    Ngoài ra, chưa có trường hợp nào ghi nhận về phản ứng toàn thân.

     

    Trên thực tế lâm sàng đã kiểm nghiệm, hầu hết các bé đều không than phiền gì về tác dụng phụ khi sử dụng Atropine nồng độ thấp (0.01%, 0.025% và 0.05%) và việc điều trị không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập của trẻ. Do đó, Atropine nồng độ thấp 0.01%, 0.025% và 0.05% hiện đang là loại phổ biến nhất tại Việt Nam và thường được chọn khi bắt đầu điều trị kiểm soát cận thị cho trẻ. Nếu quan sát thấy có tác dụng phụ gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ, ba mẹ cần ngừng ngay việc nhỏ thuốc và liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn.

     

     

    Quy trình thăm khám và tư vấn sử dụng thuốc nhỏ Atropine

    Gói dịch vụ khám và tư vấn Atropine tại phòng khám mắt Bình An bao gồm các bước:

    Thăm khám tổng quát và tư vấn về phương pháp nhỏ thuốc Atropine

    • Kiểm tra thị lực
    • Đo khúc xạ
    • Đo nhãn áp
    • Tư vấn bác sĩ: giải thích thông tin về phương pháp nhỏ thuốc Atropine, hướng dẫn sử dụng thuốc, các lưu ý về chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng trong quá trình sử dụng thuốc

    Tái khám định kỳ

    1. Lịch tái khám định kỳ

    • Khi trẻ sử dụng Atropine lần đầu, trẻ sẽ được hẹn tái khám sau 2 tuần để đánh giá mức độ đáp ứng thuốc.
    • Nếu trẻ thích nghi tốt, không có các dấu hiệu và triệu chứng của tác dụng phụ, trẻ sẽ được hẹn tái khám mỗi 6 thángtheo dõi trong suốt 2 năm. Đến ngày hẹn, bạn sẽ nhận được cuộc gọi từ phòng khám Bình An nhắc hẹn lịch tái khám.

    2. Đo lại các thông số cần thiết để đánh giá hiệu quả điều trị

     

     

    Câu hỏi thường gặp

     

    Q: Trẻ bao nhiêu tuổi thì sử dụng được?

    A: Độ tuổi khuyến cáo trong các nghiên cứu là từ 6 tuổi trở lên có độ cận tăng ít nhất -0.50D trong vòng 6 tháng trước đó. Trẻ 5 tuổi đang được nghiên cứu và sẽ có báo cáo mới nhất vào hội nghị ngành nhãn khoa châu Á năm 2021. Trẻ dưới 5 tuổi chưa có nghiên cứu.

     

    Q: Sử dụng thuốc này có làm giảm được độ cận không?

    A: Không. Hiện nay chỉ có duy nhất phương pháp phẫu thuật khúc xạ mới có thể triệt tiêu hoàn toàn độ cận. Thuốc Atropine chỉ có tác dụng kiểm soát cận thị, không có tác dụng làm giảm hay khử độ cận, nên trẻ vẫn cần đeo kính gọng hỗ trợ trong quá trình điều trị. 

     

    Q: Con tôi phải sử dụng thuốc đến khi nào?

    A: Nếu trẻ đáp ứng tốt với thuốc, quá trình điều trị sẽ tiếp tục trong ít nhất 6 tháng và tiếp tục kéo dài cho đến khi nguy cơ tiến triển cận thị không còn. Khi cận thị ổn định ít nhất 1 năm và con bạn trên 12 tuổi, bác sĩ có thể xem xét dừng sử dụng thuốc.

     

    Q: Tôi nghe bạn bè giới thiệu nên muốn phòng ngừa thì có nên mua Atropine 0.01% để tra cho bé không?

    A: Hoàn toàn không nên. Việc sử dụng thuốc chỉ nên bắt đầu khi đã có chỉ định từ Bác sĩ để được tư vấn nhằm đảm bảo việc dùng kính đúng số, có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và cách sử dụng thuốc đúng cách. Bên cạnh đó, trước khi bắt đầu dùng thuốc, trẻ nên được thăm khám độ khúc xạ kĩ càng tại các cơ sở uy tín có hệ thống lưu trữ hồ sơ y tế để các Bác sĩ định lượng được hiệu quả điều trị, theo dõi và kiểm soát kịp thời các tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải suốt thời gian dài

     

    Q:  Atropine 0.01% chỉ hiệu quả đối với cận thị thôi đúng không?

    A: Đúng. Thuốc chỉ hiệu quả đối với trẻ có độ cận thị tiến triển (có hoặc không kèm loạn thị). Tuyệt đối không dùng cho trẻ bị viễn thị vì Atropine 0.01% ức chế sự phát triển chiều dài của trục nhãn cầu trong khi chiều dài trục nhãn cầu tăng sẽ giúp mắt bé giảm dần độ viễn thị. Còn các bé bị nhược thị thì phải thận trọng vì có thể làm giảm kết quả điều trị nhược thị.

     

    Cập nhật các thông tin cần thiết về phương pháp điều trị nhỏ thuốc Atropine tại mục Tin tức → Kiểm soát Cận thị. Ngoài Atropine, phòng khám Bình An còn cung cấp phương pháp Ortho-K để kiểm soát tiến triển cận thị cho trẻ. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé!

    Zalo
    Hotline