1. Bố và/ hoặc mẹ cận thị
Yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ con bị cận lên đến 69 - 82% theo một nghiên cứu tại Việt Nam. Nhưng điều đó không có nghĩa là con sẽ không có nguy cơ cận nếu bố mẹ không bị cận thị.
2. Trẻ em dưới 12 tuổi
Ở độ tuổi phát triển cơ thể, cũng như việc trẻ sẽ dần cao hơn và cân nặng tăng lên, độ dài trục nhãn cầu của trẻ cũng sẽ phát triển dài ra. Và mọi yếu tố làm tăng nhanh quá trình kéo dài trục sẽ làm trẻ mắc cận thị và tăng độ cận nhanh hơn cho đến khi trẻ 18 tuổi, độ cận mới dần ổn định hơn.
3. Hoạt động ngoài trời ít hơn 2 tiếng/ ngày
Một số bằng chứng đã cho thấy tăng thời gian hoạt động ngoài trời có hiệu quả làm giảm quá trình khởi phát cận thị nhờ tác dụng giải phóng Dopamin ở võng mạc giúp ức chế kéo dài trục nhãn cầu của ánh sáng mạnh ngoài trời. Đồng thời giúp giảm bớt thời gian con trẻ chú tâm vào các hoạt động nhìn gần như: chơi các thiết bị điện tử, học tập kéo dài - điều này đã được chứng minh có liên quan mật thiết đến tỉ lệ mắc cận thị ở trẻ.
Trong tất cả 3 yếu tố trên, chúng ta chỉ có thể thay đổi được duy nhất yếu tố thứ 3: thói quen sinh hoạt của con trẻ. Vì thế, ba mẹ hãy chú ý theo dõi cách sinh hoạt của con trẻ để thay đổi một cách hợp lý. Và quan trọng nhất là đừng quên đưa con đi thăm khám khúc xạ mắt mỗi 6 tháng/ lần để nắm rõ tình trạng sức khỏe mắt của con ba mẹ nhé!
Nhấn nút theo dõi page Phòng khám mắt Bình An ngay để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích và các tips hay cho đôi mắt sáng khỏe. 😉